Chuyên gia nói rằng việc học tiếng Anh mang lại lợi ích cho cả cuộc sống cá nhân và sự nghiệp

Article

Khám phá tiềm năng từ việc học tiếng Anh và những lợi ích đối với cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của người học, cùng nhiều lợi ích khác của việc học ngôn ngữ toàn cầu — gợi ý: đây là hoạt động tốt cho não bộ của bạn. Tìm hiểu thêm.

Chắc hẳn bạn đã nghe có người nói rằng tiếng Anh là ngôn ngữ cầu nối (lingua franca). Đây là cách ví von hoa mỹ, rằng tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ toàn cầu trong hoạt động giao tiếp của những người mà tiếng Anh không phải tiếng bản ngữ của họ.

Lý do là bởi vì theo ước tính, có gần 2 tỷ người nói tiếng Anh trên toàn cầu, do đó, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thông dụng nhất tính theo số người nói và là ngôn ngữ lớn thứ ba tính theo số người bản ngữ. Nhiều tiêu chuẩn đã xác lập rằng tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu.

Các nhà tuyển dụng ngày nay đặt ra kỳ vọng thay đổi nhanh chóng rằng nguồn nhân lực phải sở hữu kỹ năng không thể thiếu là khả năng cộng tác hiệu quả với nhau mà không bị cản trở bởi yếu tố văn hóa, biên giới và ngôn ngữ. Đó chính là lý do vì sao kỹ năng tiếng Anh trở thành chìa khóa để giải quyết vấn đề.

Ông Simon Young, Quản lý danh mục BTEC của Pearson châu Á nói rằng do hiện giờ, các chuỗi cung ứng và cơ sở khách hàng đã trải rộng khắp toàn cầu, nên các công ty đa quốc gia xác định rằng trình độ tiếng Anh đã trở thành một yêu cầu bắt buộc, chứ không chỉ là một kỹ năng hữu ích nữa.

“Có vẻ như tiếng Anh đã trở thành một kỹ năng quan trọng để giao tiếp trong kinh doanh, dù bạn đảm nhiệm bất cứ vai trò nào. Vì vậy, tại các quốc gia như [các quốc gia Đông Nam Á], với lực lượng lao động địa phương hùng hậu, việc tương tác với các bộ phận khác đòi hỏi phải có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Tiếng Anh đã trở thành phương tiện giao tiếp toàn cầu”.

Trong khi tiếng Anh giúp bạn nâng cao tiềm năng nghề nghiệp và phát triển chuyên môn, thì khả năng biết nhiều ngôn ngữ sẽ giúp bạn trở thành người học xuất sắc hơn — việc thành thạo một ngôn ngữ khác mang lại cho bạn lợi ích về mặt nhận thức và tốt cho não bộ của bạn.

Và đặc biệt đối với những người học tiếng Anh, chuyên gia nói rằng những người học biết nhiều ngôn ngữ sẽ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra chuẩn hóa, có lẽ là nhờ việc học các quy tắc ngữ pháp và từ vựng khác nhau, cũng như khả năng chú trọng vào các thông tin liên quan, đồng thời ít chú ý đến những chi tiết có ít giá trị.

Việc học tiếng Anh kết hợp với một môn học khác là cách học ngôn ngữ vô cùng hiệu quả. Phương pháp học "hai trong một" này bổ sung thêm ngữ cảnh cho nội dung học tập và khuyến khích phát triển các kỹ năng cần thiết với lực lượng lao động. Theo Tiến sĩ Trần Hương Quỳnh, hiện đang là Trưởng bộ môn Ngôn ngữ học Anh, Khoa Sư phạm tiếng Anh thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tiếng Anh hiện nay được coi là công cụ để mở ra cánh cửa tri thức cho người học ngày nay.

“Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, và học sinh muốn học hỏi những kiến thức hữu ích với bản thân họ, thay vì chỉ đơn thuần chú trọng vào tiếng Anh. Ví dụ: các em có thể học kết hợp tiếng Anh và khoa học, tiếng Anh và địa lý, hay thậm chí lồng ghép học tiếng Anh với học kỹ năng thuyết trình hay các kỹ năng quan trọng khác của thế kỷ 21.

Cô Quỳnh nói: “Bạn nên học tiếng Anh đặt trong ngữ cảnh cụ thể và cần tiếp xúc với ngôn ngữ hàng ngày, bất kể là trong bối cảnh chuyên môn hay thực hiện nhiệm vụ, hoặc là trong những cuộc hội thoại thường ngày có mục đích học tập rõ ràng. Vì vậy, người học nên có cơ hội học thứ tiếng Anh đang được sử dụng trong tình huống thực tế, chứ không chỉ là ngôn ngữ trong sách vở”.

Người học nên xác định lý do tại sao họ muốn học tiếng Anh để đảm bảo có thể đặt ra mục tiêu chính xác và chú trọng vào đúng lĩnh vực. Tiến sĩ Quỳnh nhấn mạnh rằng để trau dồi trình độ tiếng Anh, người học phải hiểu được sự khác biệt giữa tiếng Anh phổ thông, tiếng Anh học thuật và tiếng Anh thương mại, sau đó mới chọn hướng học tập phù hợp với bản thân.

“Theo tôi, để trau dồi năng lực tiếng Anh, cần chú trọng vào cả ba lĩnh vực, đó là tiếng Anh học thuật, tiếng Anh thương mại và tiếng Anh giao tiếp. Mỗi lĩnh vực lại tập trung vào một khía cạnh của tiếng Anh, nên người học cần sử dụng tiếng Anh thích hợp trong các bối cảnh khác nhau. Tiếng Anh học thuật là thứ tiếng Anh cần thiết trong môi trường nghiên cứu, học tập và giảng dạy.

Cô Quỳnh nói: “Đối với tiếng Anh thương mại, người học có thể sử dụng tiếng Anh trong môi trường chuyên nghiệp và có khả năng giao tiếp trong công việc. Ví dụ: người lao động phải có khả năng viết, đọc hiểu và trả lời email bằng ngôn ngữ thích hợp, có khả năng thuyết trình hoặc tham gia các cuộc họp sử dụng tiếng Anh của doanh nghiệp”.

Theo cô Quỳnh, giá trị của việc học tiếng Anh nằm ở chỗ có được khả năng hiểu biết và trình độ thông thạo cả ba nhánh tiếng Anh này để đạt được hiệu quả cao nhất trong hành trình học tập của mình. Cô nói rằng để có thể thực sự khai mở tiềm năng của cá nhân và sự nghiệp, người học cần nỗ lực trau dồi khả năng giao tiếp trong tất cả các bối cảnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày.

Theo cô Quỳnh: “Tất cả chúng ta đều quen thuộc với tiếng Anh giao tiếp, nghĩa là khả năng giao tiếp nói chung với mọi người xung quanh. Người học cần có khả năng giao tiếp tự tin bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi lúc mọi nơi — ví dụ như ở nhà hoặc tại nơi làm việc, khi đi du lịch hoặc giao tiếp trong các tình huống hàng ngày".  

Cô Quỳnh nói: “Để mở ra cơ hội sự nghiệp và cải thiện kỹ năng nghề nghiệp, theo tôi người học nên biết họ cần loại tiếng Anh nào bằng cách xem xét mục đích thực sự của việc sử dụng tiếng Anh -- họ cần tiếng Anh cho công việc hay để giao tiếp bên ngoài bối cảnh công việc”.