• Lợi thế việc làm: Văn bằng BTEC mang lại lợi thế ra sao cho sinh viên Thái Lan tại trường KMITL

    image

    Lĩnh vực sản xuất cao cấp đang bùng nổ tại Thái Lan. Với sự hỗ trợ một phần từ chính phủ, sinh viên ngày càng hứng thú với lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành và rất nhiều bạn trẻ Thái Lan đang mong muốn tìm việc trong lĩnh vực ngày một cạnh tranh này.   


    Đáp ứng nhu cầu đó, nhiều trường đại học tại Thái Lan, như Học viện công nghệ King Mongkut's Institute of Technology Ladkrabang (KMITL) đang nỗ lực phục vụ mối quan tâm ngày một lớn ấy.  
     
    Trước thực tế nhiều kỹ sư trẻ tuổi nhưng chí lớn ngày nay chú trọng vào các lĩnh vực tiên tiến như công nghệ nano, sinh viên theo học chuyên ngành STEM đang tìm kiếm thêm nhiều khóa học để trang bị cho bản thân những kiến thức thiết thực cần thiết, và quan trọng nhất là lợi thế trên thị trường việc làm.   
      
    Tại những trường như KMITL, mối quan tâm ngày càng lớn đến đào tạo chuyên ngành đang đặt ra nhu cầu tăng cường ứng dụng các văn bằng thiết thực, chất lượng cao như BTEC.   
      
    Những khóa học này đặt trọng tâm lớn vào kinh nghiệm và hướng tới trang bị cho sinh viên các kỹ năng hấp dẫn trong mắt nhà tuyển dụng, tạo cơ hội cho sinh viên – những ai chú trọng tới kinh nghiệm thực hành và học tập thiết thực – nhận được bằng cấp rõ ràng, tạo ra sự khác biệt thực sự khi gia nhập lực lượng lao động.  
      

    Chương trình BTEC là gì?  
      
    Trong suốt 30 năm qua, văn bằng BTEC đã mang đến một giải pháp thay thế hấp dẫn cho các mô hình học tập hàn lâm truyền thống.   
      
    Với nền tảng là kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế, văn bằng này có sức hấp dẫn lớn với những sinh viên đã hoạch định cho bản thân một lộ trình nghề nghiệp và mong muốn tích lũy kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực họ đã chọn – về STEM, y tế, thể thao, kinh doanh, CNTT, các ngành sáng tạo, v.v. Do các khóa học chú trọng mục tiêu “học thông qua thực hành” nên sinh viên theo học BTEC được làm bài tập dựa trên bối cảnh thực tế và có thể áp dụng ngay kiến thức đã học vào thực tiễn.  
      
    Đây cũng là lợi thế cho các nhà tuyển dụng, bởi họ có thể an tâm rằng những sinh viên mới tốt nghiệp từ chương trình BTEC có đủ kỹ năng và kinh nghiệm liên quan để nhanh chóng khởi đầu hành trình mới. Kết quả của chiến lược này đã được minh chứng – theo dữ liệu toàn cầu, khoảng 90% sinh viên BTEC có việc làm toàn thời gian sau khi tốt nghiệp.  
      
    Các khóa học được xây dựng theo hướng tích hợp tiếng Anh với chuyên môn kỹ thuật và hướng nghiệp, cung cấp cho người dạy khuôn khổ để dựa vào đó và thử nghiệm, cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời trang bị cho sinh viên nhiều kỹ năng cần thiết để phát triển mạnh trong thị trường việc làm cạnh tranh hiện nay.  
      

    KMITL – Cơ sở đổi mới giáo dục tại Thái Lan  
      
    KMITL là học viện giáo dục và nghiên cứu tại Bangkok đặc biệt chú trọng đào tạo STEM và đã gây dựng danh tiếng về triển khai giáo dục hướng nghiệp chất lượng cao. Do đó, họ chính là đối tác lý tưởng để thí điểm chương trình cao đẳng quốc gia BTEC Higher Nationals – văn bằng hướng nghiệp được công nhận quốc tế, tương đương với hai năm đầu tiên của tấm bằng đại học. KMITL từ lâu đã là cơ sở đổi mới giáo dục tại Thái Lan với những thành tựu như trao bằng tiến sỹ kỹ thuật điện đầu tiên trên cả nước, cũng như liên kết với Mạng lưới phát triển giáo dục kỹ thuật Đông Nam Á (SEED-NET).   

    read more
  • Cải thiện hành trình học tập, sức mạnh của dữ liệu

    image

    Ý tưởng sử dụng ‘dữ liệu lớn’ có vẻ sẽ khiến nhiều người thấy nản lòng. Tuy nhiên, dữ liệu lớn đang ngày càng chứng tỏ là một trong những phương pháp tốt nhất trong lớp học, giúp giáo viên và học sinh khai thác tối đa tài liệu khóa học và tùy chỉnh quá trình học tập một cách hiệu quả hơn bao giờ hết. 
    Điều này lại càng đúng hơn tại những nền kinh tế tri thức tăng trưởng nhanh như Thái Lan và Việt Nam. Tại đó, học sinh “luôn đặt mục tiêu thành công và hướng tới cơ hội nghề nghiệp tốt hơn”, trích lời cô Kayo Taguchi, Quản lý danh mục ELT Pearson Châu Á trong tập gần đây thuộc podcast Nghệ thuật của sự học hỏi do Pearson thực hiện.  
     
    Chính phủ và các cơ sở giáo dục của hai quốc gia này cũng có tinh thần lĩnh hội tích cực với phương pháp học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực Giảng dạy tiếng Anh (ELT). Điều này tạo điều kiện cho việc thu thập dữ liệu sư phạm về từng học sinh riêng biệt – đồng thời xem xét mối quan ngại thực sự về quyền riêng tư xoay quanh quá trình thu thập dữ liệu cá nhân trong bất kỳ lĩnh vực nào – thông qua môi trường giảng dạy-kiểm tra liên tục. Từ đó, chúng ta sẽ có những thế hệ học sinh giàu động lực và sẵn sàng đón nhận các phương pháp giảng dạy không ngừng phát triển. 
     
    Nhờ kết hợp các sản phẩm độc đáo của Pearson như Thang đo trình độ tiếng Anh toàn cầu (Global Scale of English), các nhà giáo dục có thể sử dụng công nghệ để xây dựng một chương trình toàn diện có khả năng kết nối cơ sở hạ tầng, hướng dẫn và đánh giá, đồng thời cải tiến phương pháp giảng dạy và tạo ra tác động quan trọng tới thành tích học tập cũng như sự thành công của học sinh. 

    Xây dựng dựa trên phương pháp đã được kiểm tra và thử nghiệm

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của việc cung cấp dữ liệu có khả năng đối chiếu và phân tích cho cả người học và người dạy, từ đó cá nhân hóa quá trình học tập. 
     
    Theo một nghiên cứu về sử dụng dữ liệu lớn nhằm cải thiện hiệu quả học tập, dữ liệu có khả năng tạo ra thông tin hữu ích với những học sinh tự học và giúp giáo viên điều chỉnh thiết kế bài giảng. Ngoài ra, những tiến bộ trong công nghệ phân tích dữ liệu còn cho phép chấm điểm và đánh giá thông tin theo thời gian thực, giúp nhà giáo dục có cơ hội điều chỉnh trải nghiệm cho phù hợp với từng học sinh, đồng thời đảm bảo quá trình học tập diễn ra suôn sẻ và hiệu quả bằng cách theo dõi tốc độ phát triển và thành công. 
     
    Pearson đi tiên phong với phương pháp toàn diện và hiệu quả, trong đó ưu tiên:  

    • xác định vấn đề  
    • giám sát thường xuyên thông qua kiểm tra  
    • chia sẻ dữ liệu song hành cùng sự đảm bảo quyền riêng tư, nhằm xác định và thúc đẩy tiến bộ của người học 

     
    Cho phép truy cập thông tin chi tiết và có thể biến thành hành động  

    Dữ liệu thu được từ các bài kiểm tra giúp nhà giáo dục nắm được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh và các dạng thức hành vi khác. Nguyên nhân là do các bài kiểm tra cung cấp dữ liệu mà giáo viên có thể áp dụng ngay bằng cách điều chỉnh phong cách giảng dạy, môi trường lớp học và hướng tiếp cận với từng học sinh. 
     
    Các chuyên gia thường phân loại phương pháp đo lường kết quả học tập của học sinh thành hai loại: Đánh giá tổng kết, bao gồm nhiều hoạt động được chấm điểm, ví dụ như bài kiểm tra, tạo ra cái nhìn chung và nhất quán về thành tích của học sinh. Đánh giá quá trình bao gồm các hoạt động thực hành hàng ngày trong lớp học, giúp giáo viên và học sinh nhận biết những điều đã học và chưa được học, từ đó có biện pháp để khắc phục vấn đề này một cách thường xuyên. 
     
    Theo ông Stuart Connor, Giám đốc Khảo thí & Văn bằng của Pearson châu Á: “Giờ đây, chúng ta có quan niệm nâng cao hơn về lý do kiểm tra và mục đích của bài kiểm tra. Hình thức đánh giá phù hợp nhất giúp giáo viên tập trung nội dung kiểm tra, quản lý một lớp học với nhiều học sinh có trình độ khác nhau và phát hiện cũng như sửa lỗi cho học sinh dễ dàng hơn”. 
     
    Có nhiều yếu tố cho phép triển khai phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu này trong lớp học – như số lượng đào tạo gia tăng, cùng với sự tiến bộ của các công nghệ mới, cho phép các nhà giáo dục và nhà quản trị chuyển đổi suôn sẻ tài nguyên và bài kiểm tra, đồng thời thực hiện những tiêu chuẩn chung.  
     
    Nhờ đó, họ có thể kết nối hai quan điểm “đánh giá kết quả học tập” và “đánh giá vì kết quả học tập” – nói cách khác chính là sự khác biệt giữa quan điểm học tập để phục vụ mục đích kiểm tra, và kiểm tra để giúp cải thiện quá trình học tập.  
     
    Ví dụ: những công cụ như thăm dò trực tuyến trong lớp học giúp giáo viên xác định mức độ tham gia bài học của học sinh theo thời gian thực cũng như mức độ học sinh tiếp nhận các kiến thức được giảng dạy. Trong giai đoạn bùng phát đại dịch COVID-19, các ứng dụng học tập từ xa phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Chúng cũng tích hợp các tính năng thăm dò, cho phép giáo viên thu thập dữ liệu về thành tích của học sinh, mặc dù không thể tương tác trực tiếp.  
     
    Theo cô Kayo, yếu tố “xoay chuyển tình thế” chính là nhờ sử dụng công nghệ, giáo viên và học sinh có thể “hành động dựa trên kết quả”. “Chúng ta có thể trả lời được câu hỏi: ‘Tôi nên làm gì tiếp theo?’”. Theo cô Kayo, chúng ta có thể hành động một cách rõ ràng, chẳng hạn như một kỹ năng cụ thể, hoặc khó nhận biết hơn như thay đổi phong cách giảng dạy. “Việc học sẽ trở nên tập trung hơn nếu bạn liên kết tài liệu học tập và hoạt động đánh giá”.  
     
    Các nhà giáo dục cũng sẽ có được khả năng truyền đạt nội dung đào tạo, thu thập dữ liệu và phân tích hiệu quả học tập từ xa – những khả năng vốn đang dần trở nên quan trọng hơn. Theo ông Stuart: “Chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn phương pháp giảng dạy do đại dịch COVID-19, chưa bao giờ chúng tôi phải chạy hết tốc lực và chuyển sang phương thức học từ xa và học trực tuyến như bây giờ”. 

    Giám sát thành công ở mọi cấp độ  

    Việc thu thập và đánh giá dữ liệu diễn ra ở nhiều cấp độ. Ông Stuart cho hay: “Phân tích dữ liệu ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy chất lượng. Từ góc độ của người học, để biết trình độ và thành tích hiện tại của bạn chiếu theo chỉ số hiệu quả công việc (KPI), mục tiêu bạn thiết lập cho bản thân – khối lượng công việc cần bổ sung và những hoạt động cụ thể cần làm để đạt được mục tiêu của bạn, bạn chỉ cần bấm nút và xem kết quả được trình bày dưới dạng số hoặc biểu đồ. Điều đó có sức tác động rất lớn”. 
     
    Tương tự, giáo viên cũng nắm được liệu họ có thực hiện đúng lộ trình theo bài giảng hoặc kế hoạch học kỳ hay không. Ở cấp vĩ mô, trưởng khoa có thể biết được thành tích của các lớp khác nhau, giúp họ kiểm soát tốt hơn và có thể đo lường chất lượng và thúc đẩy tiến bộ, qua đó đảm bảo rằng không một cá nhân, lớp học, hay thậm chí nhà giáo dục nào bị bỏ lại phía sau.  
     
    Ông Stuart cho biết: “Nếu một cơ sở đào tạo đang có kế hoạch đầu tư vào công nghệ, tài nguyên hoặc phương pháp khảo thí, thì phân tích dữ liệu có thể cho họ biết khoản đầu tư đó có mang lại kết quả hay không, bởi họ có thể đo lường mức độ cải thiện tiếng Anh của học sinh. Bởi vậy, dữ liệu có tác động cực kỳ mạnh mẽ”. 
     
    Việc khai thác dữ liệu để thúc đẩy kết quả học tập, để đảm bảo rằng mọi học sinh đều có cơ hội phát huy thế mạnh của mình, cũng như thừa nhận và khắc phục những hạn chế chính là thành tựu quan trọng trong phương pháp giảng dạy, có tác động lâu dài tới cách thức thiết kế và triển khai các lớp học ELT 

     

    read more
  • PODCAST: Tập 8 — Tính công bằng của các thuật toán

    image

    Chào mừng quý vị đến với tập 8 của podcast Nghệ thuật của sự học hỏi. 
     
    Chương trình hôm nay có sự tham gia của Tiến sỹ Rose Clesham, Giám đốc Đo lường & Tiêu chuẩn Học thuật (Khảo thí Tiếng Anh) của Pearson. Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự công phu của chương trình Khảo thí trực tuyến (eAssessment) và tính công bằng của các thuật toán, cũng như hiệu quả của bài thi trên máy tính. 
     
    Chúng ta sẽ trò chuyện về kinh nghiệm của Tiến sỹ Clesham trong việc xây dựng các bài kiểm tra theo chương trình quốc gia, cũng như các tài liệu đánh giá đầu vào và đánh giá quá trình (0:57), nền tảng kiến thức về độ chuẩn xác của công tác khảo thí (3:46), những phát triển mới nhất về trí tuệ nhân tạo trong Khảo thí trực tuyến (eAssessment) (8:11), những thách thức liên văn hóa trong việc phát triển và thực hiện đánh giá chuẩn hóa và thống nhất (14:43), những thách thức trong việc đảm bảo rằng thuật toán không bị ảnh hưởng bởi thành kiến của lập trình viên (17:07), giảm bớt những điều lo sợ của học viên trong bài thi trên máy tính (23:11) và nhiều nội dung khác. 

     

    read more
  • PTE Academic là tiêu chuẩn vàng: đây là lý do

    image

    Bài thi tiếng Anh của Pearson (PTE) là bài kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh tiêu chuẩn vàng cho học viên.   

    PTE là cánh cửa đưa bạn đến các trường đại học và cao đẳng được công nhận trên toàn cầu, học bổng bước ngoặt trong đời và thị thực học sinh.   

    Xem lý do PTE được đông đảo học sinh lựa chọn làm bài thi tiếng Anh khi đi du học và di trú. 

    read more
  • Học trực tuyến và học kết hợp: đâu là phương pháp tối ưu?

    article

    Trước khi công nghệ ra đời, các phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào tài liệu in giấy, học sinh vẫn phải làm bài trên lớp từ sách dành cho học sinh và làm bài về nhà vào vở bài tập.

    Đây là một cách tiếp cận đã được chứng minh và về cơ bản, cấu trúc của lớp học không thay đổi quá nhiều. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở thời điểm hiện tại chính là sự thịnh hành của công nghệ cũng như vị trí của công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Công nghệ phát triển không ngừng, cũng giống như cách thức chúng ta dạy và học. 

    Trong thập niên 70 và 80, băng cát-xét được sử dụng như một công cụ giáo dục. Sau đó, vào thập niên 90, chúng ta dần đón nhận những tiến bộ của công nghệ máy tính, tạo tiền đề cho việc sử dụng máy tính cá nhân trong môi trường lớp học. Như vậy, chúng ta thấy được cơ hội phát triển các phương pháp giảng dạy trực tuyến như một cách thức giảng dạy mới bổ sung cho mô hình học tập trực diện. 

    Tuy công nghệ vào thời kỳ đó vẫn còn hạn chế, nó cũng đã đánh dấu một thời điểm quan trọng trong giảng dạy. Các nhà giáo dục nhận ra rằng việc dạy và học có thể được triển khai bên ngoài lớp học và mang lại lợi ích to lớn cho người học. 

    Trong bối cảnh giảng dạy tiếng Anh, có rất nhiều yếu tố đang dần thay đổi cách thức chúng ta học tập, cụ thể là: mong muốn truy cập thông tin theo yêu cầu của người học cao hơn bao giờ hết; cạnh tranh khốc liệt để có được sự chú ý; và tất nhiên không thể thiếu, là sự phát triển nhanh chóng chưa từng có của công nghệ. 

    Cuối cùng, cách thức học tập của chúng ta không giống nhau, mỗi người có một lộ trình học tập riêng. Vì vậy, đâu đó vẫn tồn tại những khó khăn cho giáo viên khi đi tìm cách tiếp cận người học tiếng Anh hiện đại – vậy đâu là cách tiếp cận tốt nhất? 

    Tham gia học trực tuyến và học kết hợp. Học thực tế lẫn trực tuyến, học theo chương trình được thiết kế riêng, học theo phương pháp số hoá, v.v. Chúng ta thường nghe thấy những cụm từ này, nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng thấy được, cảm nhận hay triển khai rõ ràng những khái niệm này. 

    Hãy tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp học trực tuyến 

    Học trực tuyến là gì? Về cơ bản, cách tiếp cận này là một môi trường học tập tồn tại trực tuyến. Người học có thể luyện tập theo tốc độ riêng của mình, tự làm bài tập về nhà theo khung thời gian riêng, và tự tổ chức việc học của mình. 

    Kayo Taguchi là người quản lý danh mục giảng dạy tiếng Anh (ELT) của Pearson tại châu Á. Cô cho biết, lợi ích lớn nhất của phương pháp giảng dạy trực tuyến là lượng dữ liệu có thể khai thác lớn hơn, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể theo dõi tiến độ, phân tích các con số đằng sau mô hình người học, theo đó, áp dụng các cách học tập phù hợp. 

    “Chính các giáo viên đang tạo nên môi trường lớp học trực tuyến, nơi họ có thể triển khai các hoạt động tương tác như: bỏ phiếu, chia nhóm lớp học và các hoạt động chia đội khác; tất cả đều hoàn toàn trực tuyến. Điều này mở ra cơ hội cho phép học sinh chuyển sang làm bài tập về nhà bên ngoài lớp học. Thậm chí, học sinh còn có thể học bổ sung theo khung thời gian riêng nhờ môi trường trực tuyến này.”

    Trong khi phương pháp học trực tuyến cho phép học sinh sáng tạo theo cách tiếp cận riêng của mình để làm bài về nhà và học ngoại khoá, thì đâu đó vẫn tồn tại nhiều thách thức liên quan tới việc chỉ học trực tuyến này.  

    Theo Kayo, cách tiếp cận này phụ thuộc vào khả năng truy cập công nghệ, kết nối Internet tốt và tính kỷ luật của học sinh.

    “Công nghệ cũng có những vấn đề phát sinh khi chúng ta học tập và giảng dạy trực tuyến, chẳng hạn như khi ai đó vô tình tắt tiếng, hoặc nếu người học không có máy tính, hoặc đường truyền Internet của họ không đủ chất lượng, hoặc họ đang xem gì đó trên điện thoại – luôn tồn tại những thách thức thông thường như vậy.” 

    Còn đối với giáo viên, cần cân nhắc việc quản trị khi tổ chức lớp học trực tuyến và nâng cao kỹ năng về nền tảng để hiểu được cách thức tận dụng tối đa môi trường lớp học trực tuyến.  

    Kayo cũng cho biết thêm, chỉ cần một chút đào tạo và kế hoạch rõ ràng, phương pháp dạy học trực tuyến có thể trở nên rất hiệu quả. 

    “Ví dụ: nếu người học bỏ lỡ một buổi học thì giáo viên có thể cung cấp bản ghi âm của buổi học trực tuyến hoặc tệp PDF có chứa nội dung tổng quan của bài học. Và trong những thời điểm chưa từng có tiền lệ như hiện nay, khi chúng ta phải đối mặt với COVID-19, thì bạn vẫn có thể truy cập vào các khoá học từ bất cứ nơi đâu, mà không cần phải đến lớp học”. 

    Thế còn phương pháp học kết hợp thì sao? 

    Đúng như tên gọi của nó, học kết hợp là sự kết hợp giữa hai phương pháp: học trực diện theo kiểu truyền thống và học trực tuyến. Nếu chúng ta biểu thị phương pháp này theo dạng biểu đồ Ven, thì biểu đồ sẽ như sau: 

    • Khu vực A là học trực tuyến
    • Khu vực B là học trực diện
    • Khoảng giao giữa A và B biểu thị việc học kết hợp 
    read more
  • INFOGRAPHIC: Cẩm nang luyện thi PTE Academic cho người mới bắt đầu

    image

    Pearson Test of English Academic (PTE) là bài thi tiếng Anh quốc tế được công nhận trên toàn cầu.

    PTE giúp đánh giá trình độ tiếng Anh của thí sinh nhanh nhất và linh hoạt nhất, dùng để xét tuyển đại học.

    Bài thi là một trải nghiệm tuyệt vời cho người học tiếng Anh, giúp họ chinh phục các mục tiêu một cách chuyên nghiệp.

    Truy cập thông tin về PTE ngay tại đây. 

    read more
  • Dữ liệu và phân tích đang thay đổi cách chúng ta học tiếng Anh như thế nào

    article

    Untitled Document

    Với nhu cầu học tiếng Anh ngày càng gia tăng trên khắp châu Á, những đổi mới trong công nghệ học tập đang làm thay đổi cách các nhà giáo dục trong khu vực đối mặt với thách thức trang bị cho những người không phải là người bản ngữ một trình độ tiếng Anh vừa đủ để thành công trong học thuật cũng như trong công việc.

    Chức năng học tập có sự hỗ trợ từ công nghệ tăng cường cho phép giáo viên thu thập và phân tích hiệu quả học tập của học sinh gần với thời gian thực, đồng thời sử dụng dữ liệu đó để tuỳ chỉnh trải nghiệm học tập. Chức năng này có ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức giáo viên và học sinh tiếp cận việc giảng dạy tiếng Anh (ELT), đồng thời mang lại lợi ích cho những người đam mê học tiếng nhất trong khu vực.

    Ông Stuart Connor, Giám đốc Pearson châu Á phụ trách quản lý chất lượng và đánh giá cho biết: Các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam và Thái Lan có “nhu cầu và khao khát học ngôn ngữ đặc biệt lớn”, chủ yếu do quan điểm cho rằng việc có khả năng hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh, là động lực mạnh mẽ và chủ yếu cho sự thăng tiến trong công việc.

    Chính phủ của cả hai quốc gia này có nhận thức khá rõ rệt về nhu cầu này và đang xây dựng những chương trình giảng dạy và dạy nghề tiếng Anh nhằm cung cấp cho công dân của họ những hỗ trợ cần thiết để phát triển trong một nền kinh tế toàn cầu. Họ “nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với sự thịnh vượng trong tương lai, thúc đẩy nền kinh tế đang trên đà phát triển và thu hút thêm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài,” Stuart nói thêm.

    Và tất nhiên, các bước chuẩn bị cho người học tiếng Anh đón nhận một tương lai thành công bao gồm chuẩn bị các tài liệu, môi trường học tập và bằng cấp phù hợp. Vẫn theo ông Stuart, cần thiết lập các chuẩn đối sánh thành công cao, chẳng hạn: sử dụng tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn tiếng Anh quốc tế (Tiếng Anh là Ngôn ngữ Thứ hai) và hướng tới trình độ B1, hoặc trung cấp, được đo lường trong Khung Tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).

    Đào sâu phân tích dữ liệu

    Chúng ta biểu dương tinh thần của những mục tiêu đầy tham vọng nhưng cũng không quên đặt ra những câu hỏi dưới đây:

    • Học sinh bắt đầu hành trình học ngôn ngữ ở cấp độ nào?
    • Có đủ thời gian để học sinh đạt đến trình độ kỳ vọng trước khi tốt nghiệp hay không?
    • Giáo viên có đủ trình độ hoặc kỹ năng để có thể truyền dạy các kỹ năng cần giảng dạy hay không?
    • Giáo viên có đủ tài nguyên cần thiết để có thể thúc đẩy cải tiến hay không?

    Vì vậy, việc thu thập và phân tích dữ liệu học tập, năng lực, trình độ là một hợp phần ngày càng quan trọng trong tập hợp các công cụ của nhà giáo dục. Bà Kayo Taguchi, Quản lý Danh mục ELT của Pearson Châu Á cho rằng: Nhu cầu của học sinh là khác nhau, nên việc có lộ trình học tập riêng cho mỗi học sinh là rất quan trọng. Biết được chính xác trình độ thực sự của mỗi học sinh và đặt mục tiêu tiến bộ rõ ràng trong một khoảng thời gian cụ thể là chìa khóa để quản lý sự phát triển ngôn ngữ của họ.

    Bà nói thêm: “Mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Trong cùng một lớp học, bạn có thể có người học nhanh, người học chậm. Mỗi học sinh lại có thể mạnh và khó khăn riêng cần được xác định rõ”.

    Chúng ta có thể thực hiện điều này nhờ thu thập và phân tích dữ liệu liên tục, cho phép xác định điểm mạnh và điểm yếu ở cấp độ chi tiết nhất. Khi thông tin này được đánh giá trong quá trình học tập, nó sẽ giúp tạo ra một vòng phản hồi cho phép xây dựng trải nghiệm học tập độc đáo, tuỳ chỉnh và hiệu quả cho học sinh. Stuart lưu ý thêm: “Đưa ra phản hồi cho việc dạy, học, đánh giá là một chu trình tiếp diễn.”

    Theo Kayo, việc có mức độ hiểu biết sâu sắc là chìa khóa để giữ lửa học tập cho những học sinh nhiệt tình và hăng hái. Bà cũng cho biết: “Việc có thể xác định điểm mạnh và khó khăn của từng cá nhân sẽ giúp các nhà giáo dục tiếp thêm động lực học sinh,” và rằng môi trường học tập có công nghệ hỗ trợ là vô cùng hữu ích cho quá trình này.

    Tương lai của việc học ngôn ngữ

    Vậy, công nghệ hỗ trợ cho các nhà giáo dục trong công cuộc dạy học tốt hơn như thế nào? Stuart cho biết: “Pearson sử dụng rất nhiều công cụ, bao gồm cả trí thông minh nhân tạo, để thu thập và phân tích dữ liệu về quá trình học tập để giải mã các mẫu và tạo ra chân dung của một lớp học cũng như của từng học sinh theo quy mô và tốc độ học tập khác nhau.

    Việc Pearson sở hữu các năng lực phân tích dựa trên dữ liệu có nghĩa là họ có khả năng thu thập các chi tiết cụ thể cũng như trình bày thông tin nhanh chóng và theo cách mà giáo viên có thể hiểu được. Sau đó, họ có thể sử dụng kiến thức đó để đưa ra quyết định tốt hơn liên quan đến cách thức dạy học, cách họ tập trung và quản lý phương pháp tiếp cận mỗi người học.

    Ví dụ: Pearson sử dụng công nghệ học máy để chấm điểm nhanh chóng và chính xác các bài kiểm tra cũng như phân tích hiệu quả học tập của học sinh theo các kỹ năng độc lập, thậm chí theo các kỹ năng nói khác nhau. Nếu học sinh có điểm yếu, ví dụ như: chỉ có thể nói ở một trình độ nhất định trong một ngữ cảnh nào đó, học sinh sẽ nhận được phản hồi và gợi ý, nhờ đó, các phần cụ thể của chương trình học có thể giải quyết hiệu quả điểm yếu này ở cấp độ kỹ năng tương ứng. Tất cả công việc đều có thể thực hiện nhờ vào công nghệ mà không cần có sự can thiệp của con người.

    Các nhà giáo dục cũng sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới công tác đào tạo, thu thập dữ liệu và phân tích hiệu quả học tập từ xa - những khả năng đang dần trở nên quan trọng hơn. Stuart cho biết: “Chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn phương pháp giảng dạy của mình do đại dịch COVID-19, chưa bao giờ chúng tôi phải chạy hết tốc lực và chuyển sang phương thức học từ xa và học trực tuyến như bây giờ”.

    Pearson đang thích nghi với thực tế mới của một thế giới có mức độ kỹ thuật số ngày càng cao bằng cách tích hợp đánh giá vào các khóa học. Bạn có thể truy cập kỹ thuật số các khoá học này thông qua các nền tảng học tập của công ty.

    Cuối cùng, rõ ràng rằng, dù thế giới có thay đổi ra sao khi chúng ta bước vào trạng thái “bình thường mới", thì ảnh hưởng của công nghệ và dữ liệu đến ngành sư phạm là có thật và còn mãi.

    read more